Từ thực tiễn đó, vấn đề “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật qua các cuộc thanh tra” được Viện Khoa học Thanh tra (Viện KHTT) tổ chức triển khai theo kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2017 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) ở phạm vi chuyên đề khoa học độc lập. Chuyên đề do CN. Nguyễn Bạch Tuyết - Phòng Quản lý Khoa học, Viện KHTT chủ trì.
Thực hiện kế hoạch công tác, ngày 06/10/2017, Viện KHTT tổ chức đánh giá, nghiệm thu Chuyên đề. Tham dự buổi nghiệm thu có toàn thể công chức, viên chức Viện KHTT. ThS. Phạm Thị Thu Hiền - Phó Viện trưởng Viện KHTT chủ trì buổi nghiệm thu.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu, Chuyên đề làm rõ một số vấn đề chung về kết quả thanh tra và kiến nghị hoàn thiện chính sách và pháp luật qua kết quả hoạt động thanh tra; thực trạng kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật qua hoạt động thanh tra giai đoạn 2010 - 2016. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật qua các cuộc thanh tra.
Tổ đánh giá, nghiệm thu và đại biểu tham dự đánh giá cao kết quả nghiên cứu, nội dung chuyên đề có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá từ các kết luận thanh tra, về cơ bản, Chuyên đề đạt được mục tiêu đề ra.
Tổng hợp các ý kiến góp ý, Chủ trì chuyên đề có thể xem xét, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện hơn nội dung nghiên cứu Chuyên đề theo hướng sau: Phần lý luận, cần làm rõ thêm nội dung “kiến nghị về hoàn thiện chính sách, pháp luật”; bổ sung thêm yêu cầu về công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật qua hoạt động thanh tra. Phần thực trạng, có thể tham khảo thêm các kết luận thanh tra để tăng thêm hàm lượng thông tin ở phần đánh giá kết quả đạt được ở giai đoạn 2010 - 2016. Đồng thời, phần tồn tại, hạn chế, nguyên nhân có thể bổ sung thêm nhận định một số kết luận thanh tra chưa đề cập đến kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật; nhận thức năng lực, trình độ của cán bộ thanh tra về vấn đề này; việc tổ chức theo dõi, đôn đốc chưa được quan tâm thực hiện. Phần kiến nghị, cần bám sát vào những đánh giá về tồn tại, hạn chế để đưa ra các kiến nghị để đảm bảo tính logic và thuyết phục.
Kết thúc buổi họp, Tổ đánh giá, nghiệm thu thống nhất thông qua kết quả nghiên cứu của Chuyên đề. Trên cơ sở ý kiến đóng góp, Chủ trì chuyên đề hoàn thiện nội dung nghiên cứu trước khi nộp sản phẩm./.