Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Ngành Thanh tra củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước

74 năm ngày thành lập ngành thanh tra  
Ngành Thanh tra củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước

 Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi biểu dương thành tích của ngành, những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của ngành Thanh tra trong thời gian qua.

 

Ngành Thanh tra củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước (*)

 

Ngành Thanh tra đã phát huy được vai trò chủ trì tham mưu và thực hiện công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại (KN), tố cáo (TC) và giải quyết KN,TC, nhất là các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, những vụ việc gây bức xúc xã hội; xử lý nghiêm những sai phạm, đồng thời minh oan, trả lại sự công bằng cho người bị oan sai; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, sự đoàn kết, đồng thuận xã hội.

Ngành Thanh tra đã thực hiện đúng vai trò tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng (PCTN); phối hợp cùng các cấp, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN trong xã hội và tăng cường công tác thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực có điều kiện dễ phát sinh tham nhũng; đã phát hiện, ngăn chặn, đưa ra xử lý được nhiều vụ tham nhũng, trong đó có những vụ tham nhũng lớn, được xã hội hết sức quan tâm, tạo ảnh hưởng và tác động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội; có sức răn đe, giáo dục mạnh mẽ, được Đảng, Nhà nước, nhân dân đánh giá cao. Đồng thời, có nhiều kiến nghị góp phần chấn chỉnh các sơ hở, đề xuất nhiều giải pháp tích cực, có hiệu quả phòng ngừa tham nhũng.

Trong thời gian tới, ngành Thanh tra cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc tình hình hiện nay của đất nước, tập trung làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện thể chế về thanh tra, KN,TC và nhất là trong công tác PCTN, để huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân tham gia vào thực hiện nhiệm vụ quan trọng này; đề ra được hệ thống đồng bộ các giải pháp cụ thể, thiết thực để ngăn ngừa có hiệu quả, phát hiện, xử lý kịp thời mọi sai phạm ngay khi vừa mới phát sinh, hạn chế cao nhất hậu quả xấu có thể gây ra.

Hai là, chủ động thanh tra theo kế hoạch, nắm chắc tình hình, thanh tra đột xuất, kịp thời, phù hợp với thực tiễn, tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm nhằm chủ động phát hiện, chấn chỉnh những sơ hở, bất cập trong quản lý, xử lý các hành vi vi phạm, tiêu cực; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp.

Ba là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết KN,TC; tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện đồng bộ các quy định trong lĩnh vực này; kịp thời xử lý các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài, góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bốn là, phải có bản lĩnh vững vàng, có giải pháp đồng bộ, tiến hành quyết liệt hơn, để tạo được chuyển biến rõ rệt trong công tác PCTN; chủ động, tích cực hơn nữa trong việc hướng dẫn, đôn đốc, triển khai các biện pháp phòng ngừa. Cùng với việc phòng ngừa phải đẩy mạnh phát hiện tham nhũng, phải có nhiều kênh, nhiều cách để tiếp nhận thông tin phát hiện, TC tham nhũng. Khi phát hiện phải xem xét, xử lý kịp thời, công tâm, khách quan, đúng pháp luật, không có bất kỳ vùng cấm nào. Khi có dấu hiệu phạm tội phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra và phải kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng.

Năm là, để thực hiện được nhiệm vụ trên, ngành Thanh tra phải làm tốt công tác xây dựng ngành, tập trung khắc phục những yếu kém, khuyết điểm đã được chỉ ra trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI); củng cố tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ, chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường đoàn kết, thống nhất nội bộ. Đặc biệt, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên, bảo đảm thật sự trong sạch, có bản lĩnh, có dũng khí, vì lợi ích của chế độ, của nhân dân theo đúng lời Bác Hồ dạy “Thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”.

Một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ công tác đề ra trong thời kỳ phát triển mới là ngành Thanh tra phải cụ thể hóa triển khai thực hiện có kết quả các nhiệm vụ mà Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV của ngành đã đề ra, tạo ra các phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn ngành, ở từng địa phương, đơn vị và từng cá nhân, khắc phục tình trạng không đồng đều, mang tính hình thức, không thiết thực, hiệu quả trong một số phong trào thi đua vừa qua.

(*) Trích phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2015) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Thanh tra lần thứ IV được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 21/9/2015