Turn on more accessible mode
Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Turn off Animations

Chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng

Tin tức sự kiện Tin các hoạt động khác  
Chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng
Ngày 24/9, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đã chủ trì buổi tọa đàm với đoàn đại biểu Ủy ban Chống tham nhũng Inđônêxia (KPK) do ông Saut Situmorang, Phó Chủ tịch Ủy ban KPK làm Trưởng đoàn.
    Chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng

    Phát biểu tại buổi hội đàm, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh thay mặt lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) chào mừng ngài Phó Chủ tịch cùng đoàn đại biểu Inđônêxia tới thăm và làm việc với TTCP Việt Nam.

    Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh: Chuyến thăm lần này là cơ hội để hai bên tiếp tục trao đổi về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) và thúc đẩy hợp tác giữa hai bên về vấn đề này, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TTCP Việt Nam và KPK, đồng thời, sẽ là những hoạt động hợp tác thực chất và hiệu quả, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác hiệu quả giữa hai cơ quan nói riêng, giữa Việt Nam và Inđônêxia nói chung, vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng ở khu vực Đông Nam Á.

    Tại buổi tọa đàm, đại diện KPK đã giới thiệu về Chiến lược phòng ngừa tham nhũng của KPK. Theo đó, tại Inđônêxia các nhiệm vụ PCTN có liên quan với nhau trong công tác phòng ngừa, ngăn cản, kiểm soát, điều tra và hợp tác về phòng ngừa tham nhũng rất được Chính phủ quan tâm.

    “Từ 2014 - 2018, tham nhũng được ví như một “núi băng” ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và KPK cũng như Chính phủ muốn phá vỡ “núi băng” đó.  Vì vậy, KPK đã đưa ra các chiến lược PCTN từ cấp cao nhất là Trung ương đến địa phương và rộng rãi trong toàn thể nhân dân, kể cả trong các trường học và đồng thời, có sự liên kết với cảnh sát” ông Saut Situmorang cho biết.

    Trong hoạt động, KPK luôn lưu ý sự tự do của người dân về những thông báo thường xuyên hay không thường xuyên về PCTN để từ đó đưa ra những đối sách tiếp theo, tất cả quá trình xử lý tuân thủ Luật PCTN.

    Ngoài việc đặt sự lưu ý đến sự tự do của đối tượng mà mình theo dõi thì KPK còn coi trọng sự hợp tác liên quan với các cơ quan khác. Những việc làm, hành động của KPK đều thực hiện theo quy định và nhận được sự ủng hộ cộng đồng người dân, đồng thời khai thác tối đa các luật liên quan đến PCTN.

    Bên cạnh đó, KPK cũng đề cao việc đào tạo lực lượng chống tham nhũng và sự liên kết với quan hệ quốc tế trong công tác PCTN.

    Mặt khác, muốn cộng đồng người dân biết các hoạt động của KPK thì cần phải thông qua truyền thông, tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm thông báo chiến dịch PCTN. Đơn cử như tổ chức chiếu phim, đọc sách, hay trò chơi. Còn tại các trường học có đơn vị chuyên môn phụ trách theo dõi về PCTN.

    Ngoài ra, ở Inđônêxia có Ban nghiên cứu tham nhũng, có nhiệm vụ phát hiện những nguy cơ xảy ra tham nhũng. Ban này có liên hệ với địa phương để phát hiện tham nhũng tại các địa phương.

    Tại tọa đàm, các đại biểu cũng được nghe chuyên đề “Phụ nữ chống tham nhũng” (SPAK) của Inđônêxia. Đây là chương trình nói lên sức mạnh của người phụ nữ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đặc biệt là từ trong gia đình. Đối tượng hướng đến của chương trình là giáo viên, sinh viên, nữ thẩm phán. Chương trình này không hề khép kín, giới hạn mà bất cứ ai cũng được tham gia và chia sẻ.

     Về quy trình của SPAK là thực hiện chiến lược gặp những người phụ nữ trong vòng 3 ngày để giới thiệu về chương trình, đồng thời, trong thời gian đó, họ được sử dụng các công cụ hỗ trợ như trò chơi để giáo dục, tuyên truyền.

    Sau 3 ngày chia sẻ đó thì tập trung họ trong vòng 3 tháng để họ làm những hoạt động chống tham nhũng, sau 3 tháng sẽ có đánh giá về việc PCTN đã đúng chưa, gặp những khó khăn nào?...

    Kết quả có 95% người tham gia vào hội thảo PCTN; 97% người không tham gia tham nhũng từ những hành vi nhỏ nhất; 94% tham gia SPAK không có hành vi tham gia tham nhũng; 24% người bắt đầu có báo cáo hành vi tham nhũng.

    Ngoài ra, để chương trình được phổ biến hơn thì SPAK giới thiệu qua truyền thông và cũng nhờ đến truyền thông để tuyên truyền những gương chống tham nhũng. Đồng thời, SPAK cũng có những hội thảo để chia sẻ PCTN.

    Cũng tại hội thảo, ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ Việt Nam cũng giới thiệu về “Vai trò và sự tham gia của các cơ quan truyền thông vào công tác PCTN ở Việt Nam”; “Quá trình chuẩn bị của Việt Nam để triển khai chu trình đánh giá việc thực hiện UNCAC lần 2”…

    Kết thúc tọa đàm, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đề nghị hai bên tiếp tục tích cực thực hiện bản hợp tác song phương, đa phương cũng như tại các diễn đàn quốc tế, nhất là những kinh nghiệm, chia sẻ khó khăn, thách thức về công tác PCTN. Đồng thời, tiếp tục trao đổi chuẩn bị cho việc triển khai chu trình đánh giá việc thực hiện UNCAC lần 2.

    Ghi nhận những trao đổi, giới thiệu tại buổi tọa đàm, ông Saut Situmorang nhấn mạnh kết quả cuộc tọa đàm sẽ rất hữu ích, thiết thực giúp nâng cao hiệu quả của công tác PCTN hai bên, đồng thời nhấn mạnh: Chuyến thăm và làm việc lần này sẽ góp phần nâng cao quan hệ giữa 2 nước nói chung và 2 cơ quan nói riêng.

    Được biết, trong thời gian làm việc tại Việt Nam, Đoàn sẽ có buổi làm việc với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, UBND TP Hà Nội và Thanh tra Hà Nội.

    Xem cỡ chữAA
    EMC Đã kết nối EMC