Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Những định hướng cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ giai đoạn 2021-2030

Thủ tục hành chính  
Những định hướng cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ giai đoạn 2021-2030
(ThanhtraVietNam) - Quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về cải cách hành chính (CCHC) là một trong những đột phá phát triển đất nước, gắn CCHC đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp góp phần hoàn thiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kế hoạch CCHC giai đoạn 2021- 2030(*) với những định hướng cơ bản trong CCHC giai đoạn 10 năm.Trọng tâm CCHC trong giai đoạn 2021- 2030 của Thanh tra Chính phủ là: Hoàn thiện thể chế ngành Thanh tra, nâng cao hiệu quả thanh tra và thực thi các kết luận thanh tra; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra chuyên nghiệp, hiện đại, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có trình độ chuyên môn cao, số lượng và cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Thanh tra trong 10 năm tới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ công trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Trong đó, tập trung vào 6 nội dung cơ bản, đó là: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.Về cải cách thể chếVới mục tiêu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra; hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ sẽ triển khai các nhiệm vụ cụ thể như sau:Phổ biến, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ; triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.Một cuộc họp của Ban Chỉ đạo CCHC Thanh tra Chính phủChủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng trình Quốc hội và Chính phủ thông qua các văn bản quy phạm pháp luật sau: Luật Thanh tra (sửa đổi), Nghị định thay thế Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09/4/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ; Nghị định về cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; Nghị định về cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra; Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; các thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng để phù hợp với Luật Thanh tra (sửa đổi).Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng văn bản pháp luật, áp dụng kỹ thuật lập pháp tiến bộ trong quá trình soạn thảo; tăng cường tham vấn ý kiến chuyên môn của các hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật trong các lĩnh vực do Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước nhằm đảm bảo tính minh bạch, tính nhất quán, ổn định và dự đoán của pháp luật. Tổ chức triển khai có hiệu quả và tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi đánh giá tình hình thi hành pháp luật thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng tại các bộ ngành, địa phương.Về cải cách thủ tục hành chínhThanh tra Chính phủ đưa ra mục tiêu cải cách cơ bản các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo hướng đơn giản, thuận tiện cho công dân, tổ chức, không phát sinh thêm thời gian và chi phí giải quyết thủ tục hành chính.Đánh giá các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý, loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ chức. Kiểm soát chất lượng công bố, công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ. Rà soát, thống kê các thủ tục hành chính trong nội bộ cơ quan, giữa các cục, vụ, đơn vị, tối ưu hóa quy trình giải quyết đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các đơn vị được thực hiện nhanh, gọn, hiệu quả. Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng mọi hình thức thiết thực và thích hợp. Công bố và cập nhật thường xuyên các thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Thanh tra Chính phủ trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ và Cổng dịch vụ công quốc gia.Thanh tra Chính phủ triển khai Đề án đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ với nội dung đổi mới gắn kết việc số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với quá trình tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính tại Ban Tiếp công dân Trung ương. Đồng thời triển khai có hiệu quả Phần mềm đăng ký và đặt lịch tiếp công dân điện tử tại Trụ sở tiếp công dân trung ương và tiến tới áp dụng mở rộng đến bộ phận một cửa tiếp công dân tại các bộ, ngành, địa phương; tích hợp phần mềm đăng ký và đặt lịch tiếp công dân với Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.Hợp nhất hệ thống thông tin một cửa điện tử của Thanh tra Chính phủ với Cổng dịch vụ công quốc gia để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, liên thông giữa Thanh tra Chính phủ với các cấp chính quyền từ TW đến địa phương liên quan đến việc tiếp công dân. Tiếp nhận và xử lý 100% phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Thanh tra Chính phủ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.Về cải cách tổ chức bộ máyVới mục tiêu đề ra là tiếp tục xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành Thanh tra theo hướng quản lý tập trung, thống nhất về tổ chức, biên chế; nâng cao vai trò của các cơ quan thanh tra trong quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra. Vì vậy trong 10 năm tới, Thanh tra Chính phủ sẽ triển khai các nhiệm vụ sau:Kiện toàn tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra nhà nước theo hướng sắp xếp, đổi mới cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ phù hợp với Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ, phù hợp với việc thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và quản lý thống nhất về tổ chức, hoạt động trong toàn ngành Thanh tra. Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09/4/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Quy định mới cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cục, vụ đơn vị. Rà soát, sửa đổi Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ; quy chế phối hợp giữa các cơ quan đảng, đoàn thể, chính quyền, giữa các cục, vụ, đơn vị; quy định mới chức năng, nhiệm vụ của các cục, vụ, đơn vị.Thanh tra Chính phủ phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong việc sắp xếp, đổi mới cơ cấu tổ chức của thanh tra cấp tỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó có việc chỉ đạo và quản lý tập trung, thống nhất cơ quan thanh tra quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chuyển mạnh sang xem xét, đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng, hoàn thiện các cơ quan thanh tra chuyên ngành nhằm thực hiện hiệu quả chức năng kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý và thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực mà bộ, ngành quản lý trong phạm vi cả nước. Các cơ quan thanh tra ngành, lĩnh vực tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày và lợi ích của người dân.Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra theo hướng các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chuyển sang thực hiện chức năng đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức; đề xuất, hoàn thiện về cơ chế, chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đổi mới phương thức thẩm định, đánh giá kết luận thanh tra nhằm bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng và khả thi trong thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định thanh tra. Các cơ quan thanh tra bộ, ngành thực hiện kiểm soát việc chấp hành chính sách, pháp luật và xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực xã hội thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, ngành mình trong phạm vi cả nước.Về cải cách chế độ công vụVới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành đông bộ các nhiệm vụ sau:Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra bảo đảm đồng bộ với các quy định của Đảng về công tác cán bộ. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thanh tra, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ; giảm tỉ lệ người lao động phục vụ trong từng đơn vị, nhất là khối văn phòng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức triển khai các văn bản pháp luật quy định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra theo lộ trình cải cách chính sách tiền lương.Hoàn thiện các quy định về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những tập thể, cá nhân sai phạm. Hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn.Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm. Rà soát, sửa đổi, bổ sung khung chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn vị trí việc làm, chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tổ chức định kỳ các kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính và thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp trong toàn ngành Thanh tra; xét chuyển ngạch cho công chức, viên chức thuộc Thanh tra Chính phủ. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ tại nước ngoài.Về cải cách tài chính côngThanh tra Chính phủ đề ra mục tiêu đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ ngân sách cho các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thanh tra Chính phủ gắn với các nhiệm vụ chính trị được giao. Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ đưa ra các nhiệm vụ cần thực hiện như:Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định để đổi mới cơ chế tự chủ về tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thanh tra Chính phủ (5 đơn vị). Ban hành quy định các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành công việc của các đơn vị được giao quyền tự chủ; đánh giá chất lượng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập và hướng dẫn danh mục đơn vị sự nghiệp công lập; hướng dẫn đánh giá hiệu quả công việc của từng người để làm tiêu chí xây dựng phương án chi bổ sung thu nhập.Sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế sử dụng nguồn kinh phí được trích của cơ quan phù hợp với tình hình thực tế từng thời điểm.Hoàn thiện các quy định về nguồn thu, nhiệm vụ chi, phân phối thu nhập bổ sung, thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; tăng cường phân cấp, tăng tính chủ động cho đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát để chuyển đổi, phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập tăng mức độ tự chủ tài chính.Thực hiện chế độ công khai, minh bạch tài chính hàng năm tại Hội nghị cán bộ công chức cơ quan, công khai trên Cổng Thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ và công khai trên Cổng công khai ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định.Về xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ sốThanh tra Chính phủ xác định đây là một trong những nội CCHC quan trọng trong giai đoạn 10 năm tới, với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo điều hành, phục vụ người dân có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử, công sở điện tử, tin học hóa các dịch vụ hành chính công ở mức độ 3 và 4, với các nhiệm vụ cụ thể:Triển khai xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử và Kế hoạch triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Thanh tra Chính phủ phiên bản 2.0.Triển khai các dự án: “Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP)”: Mục tiêu chung của dự án là xây dựng hệ thống nền tảng chia sẻ, tích hợp các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Thanh tra Chính phủ nhằm hình thành môi trường chia sẻ thông tin, kết nối liên thông các hệ thống thông tin trong ngành Thanh tra. Xây dựng LGSP tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử của Thanh tra Chính phủ và phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Dự án “Mua sắm hệ thống thiết bị chuyển mạch tầng, chuyển mạch lõi” nhằm đầu tư hạ tầng chuyển mạch, đảm bảo hoạt động của các hệ thống phần mềm ứng dụng hoạt động ổn định; tạo môi trường thông suốt, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của Thanh tra Chính phủ. Từng bước hoàn thiện các giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin, thay thế những sản phẩm không còn khả năng sử dụng (hiệu năng thấp, cấu hình cũ, không còn được sự hỗ trợ từ chính hãng); Dự án “Xây dựng Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử” tuân thủ các chức năng và bảo đảm khả năng tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, đăng tải các thông tin về thủ tục hành chính của Thanh tra Chính phủ, như: Quyết định công bố thủ tục hành chính, bộ câu hỏi và trả lời liên quan đến thủ tục hành chính, tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của công dân về thủ tục hành chính và có khả năng tích hợp các dịch vụ công trực tuyến khác khi phát sinh, có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định tại thời điểm triển khai; Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”.Đưa vào sử dụng Hệ thống báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng mới, triển khai đến đầu mối thanh tra các quận/huyện/sở ngành. Hệ thống cơ bản đáp ứng mục tiêu tra cứu, tổng hợp số liệu kịp thời phục vụ quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong toàn quốc; đảm bảo kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.Hoàn thành triển khai và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp (kiện toàn lực lượng tại chỗ; lựa chọn tối thiểu một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập; kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia) theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức.Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra sẽ quyết tâm thực hiện thắng lợi những định hướng chiến lược đề ra trong công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030, góp phần củng cố nâng cao vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng./.                                                   
    Trần Thị Thúy MaiTrưởng phòng Kiểm soát TTHC, Thanh tra Chính phủChú thích:(*) Kế hoạch số 1710/KH-TTCP ngày 28/9/2021.