Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nhận định chính xác quy mô, tính chất, mức độ, biểu hiện của tình hình tham nhũng

Tuyên truyền phổ biến  
Nhận định chính xác quy mô, tính chất, mức độ, biểu hiện của tình hình tham nhũng
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT), Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2021 đã tổ chức họp, cho ý kiến nghiệm thu đối với đề tài: “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam hiện nay” (Đề tài).Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác PCTNTheo Chủ nhiệm Đề tài Trần Lan Hương, đánh giá công tác PCTN có tác động lớn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác PCTN. Trước hết, nó giúp nhận định chính xác quy mô, tính chất, mức độ, biểu hiện… của tình hình tham nhũng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác PCTN phù hợp với thực tế.Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về các tiêu chí đánh giá nên việc thực hiện chưa thống nhất. Ngoài ra, Việt Nam chưa có Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá Quốc gia và những cuộc tự điều tra, khảo sát quy mô lớn đánh giá về tình hình tham nhũng và công tác PCTN mà chủ yếu là kết quả khảo sát của các tổ chức quốc tế. Một số cuộc khảo sát do cơ quan có thẩm quyền tiến hành ở phạm vi nhất định thì chất lượng chưa cao, đối tượng khảo sát chưa đủ tính đại diện.Vì vậy, chưa tận dụng hết thông tin về những vướng mắc, hạn chế, nguyên nhân mấu chốt gây ra các yếu kém, thất bại của chính sách, pháp luật về PCTN để điều chỉnh kịp thời hơn. Trong khi đó, các đánh giá về tình hình tham nhũng và công tác PCTN của các tổ chức quốc tế và tư nhân lại nhận được sự quan tâm và đồng tình khá lớn từ dư luận xã hội. Các đánh giá của các tổ chức mang tính độc lập này được đánh giá khá cao về tính khách quan, các tiêu chí, nội dung đánh giá cũng rất chi tiết và phong phú. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết, Chủ nhiệm Trần Lan Hương nhấn mạnh.Cho ý kiến góp ý vào kết quả nghiên cứu của Đề tài, ThS. Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục PCTN, Thanh tra Chính phủ cho rằng, Đề tài đã làm rõ được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, nội dung nghiên cứu có tính mới, các giải pháp sát với những vấn đề được phát hiện. Kết quả nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra.Về nội dung nghiên cứu, Chương 1 đã tiếp cận và phân tích khá tốt, đã làm rõ khái niệm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, giá trị pháp lý và sử dụng của kết quả đánh giá của việc đánh giá công tác PCTN hiện nay. Tuy nhiên, Chương 2 chưa đề cập đến việc đánh giá công tác PCTN của Đảng và Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực. Đây chính là hạt nhân chính có yếu tố then chốt đối với việc đánh giá công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay.Bà Trần Lan Hương, Viện CL&KHTT Chủ nhiệm Đề tài. Ảnh: L.ABổ sung dữ liệu hiện trạng đánh giá công tác PCTN tại Việt NamCũng theo ThS. Ngô Mạnh Hùng, Đề tài cần chỉ ra những tồn tại, hạn chế của Thông tư số 04/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN. Việc đánh giá được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước thường chỉ đánh giá hệ thống mà không thực hiện các cuộc điều tra xã hội học; các quy định hướng dẫn về việc đánh giá công tác PCTN hiện nay không rõ ràng. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến việc triển khai, áp dụng Thông tư 04 không hiệu quả. Mặc dù phần thực trạng chỉ tiếp cận mang tính mô tả, nhận diện các phương pháp đánh giá của các cơ quan khu vực trong nước và quốc tế, tuy nhiên ở mức độ nghiên cứu cấp cơ sở điều này là phù hợp. Về nhận định việc đánh giá công tác PCTN theo quy trình mở, Đề tài cần có phân tích và đánh giá sâu hơn.ThS. Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Thông tin, Tư liệu và Thư viện, Viện CL&KHTT đánh giá đây là Đề tài khó với phạm vi nghiên cứu rộng, kết quả đạt được của Đề tài là đáng ghi nhận. Theo đó, ThS. Đức mong muốn Ban Chủ nhiệm Đề tài làm rõ thêm một số vấn đề: Về mặt chủ thể, cần nêu vai trò của Đảng và Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực. Cần nhấn mạnh tất cả các đánh giá của Đảng hiện nay đều mang tính định tính.Đề tài cần bổ sung dữ liệu hiện trạng trong các đánh giá công tác PCTN tại Việt Nam hiện nay. Năng lực của chủ thể đánh giá trong một số trường hợp chưa được đảm bảo, đặc biệt là trong các đánh giá từ phía các cơ quan nhà nước cũng là một thực tế cần được nêu ra. Về các giải pháp, kiến nghị, cần đặt lại tên cho phù hợp theo từng nhóm vấn đề.Phát biểu kết luận tại hội nghị, TS. Nguyễn Quốc Văn đánh giá, Đề tài có tính cấp thiết, vấn đề nghiên cứu có tính mới, cách tiếp cận phù hợp, thông tin, số liệu cung cấp mang tính định lượng. Giữa các chương có sự logic, nội dung nghiên cứu đảm bảo mục tiêu nghiên cứu đề ra. Chương 2 đã đánh giá được thực trạng công tác đánh giá PCTN ở cả khu vực công và khu vực tư.Tuy vậy, Đề tài cần bổ sung phản ánh cũng như luận giải về giá trị và phương pháp đánh giá PCTN của Đảng trong phần thực trạng. Về các điều kiện đảm bảo cho việc đánh giá công tác PCTN tại mục 1.4, bổ sung yếu tố về mặt chính trị. Phân tích sâu hơn về mối quan hệ trong đánh giá về PCTN giữa khu vực công và khu vực tư, TS. Nguyễn Quốc Văn nhấn mạnh.Với những kết quả đạt được, Hội đồng thống nhất nghiệm thu Đề tài với kết quả đạt loại xuất sắc. Ban Chủ nhiệm Đề tài bổ sung, chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Hội đồng tại cuộc họp./.Lan Anh