Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nên rút gọn thủ tục trong thụ lý, thông báo, xác minh tố cáo?

Tin tức sự kiện Tin các hoạt động khác  
Nên rút gọn thủ tục trong thụ lý, thông báo, xác minh tố cáo?

Ngày 25/9, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra tổ chức tọa đàm sinh hoạt khoa học với chủ đề "Giới thiệu một số điểm mới của Luật Tố cáo (TC) và góp ý vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TC".

    Nên rút gọn thủ tục trong thụ lý, thông báo, xác minh tố cáo?
    Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: TH

    Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã khái quát lại những điểm mới Luật TC năm 2018 so với Luật TC năm 2011. Trong đó nhấn mạnh những vấn đề như: Trình tự, thủ tục giải quyết TC; bổ sung quy định thụ lý TC; thời hạn giải quyết TC là không quá 30 ngày (thay vì 60 ngày như hiện hành) kể từ ngày thụ lý TC.

    Đặc biệt, vấn đề bảo vệ người TC, Luật năm 2018 dành hẳn một chương nói đến việc này.

    Luật cũng bổ sung quy định về rút TC. Theo đó, người TC có quyền rút toàn bộ nội dung TC hoặc một phần nội dung TC trước khi người giải quyết TC ra kết luận nội dung TC. Việc rút TC phải được thực hiện bằng văn bản.

    Đối tượng TC trước đó chỉ nói đến cán bộ, công chức đương nhiệm thì nay Luật bổ sung thêm bao gồm cả những người nghỉ hưu.

    Đa số các đại biểu đều cho rằng, Luật TC sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, khắc phục được những tồn tại, khuyết điểm của Luật TC năm 2011; bổ sung các quy định mới nhằm quy định chi tiết, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục giải quyết TC trên nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch, vừa tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền, vừa không bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật…

    Đối với Nghị định của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TC, các đại biểu đều đồng ý với nội dung dự thảo.

    Nghị định này áp dụng đối với cá nhân trong việc TC; cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi TC; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TC và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết TC, bảo vệ người TC.

    Tuy nhiên, có ý kiến đưa ra rằng, nên chăng có 1 thủ tục nào đó có thể rút ngắn gọn hơn trong thụ lý TC, thông báo việc thụ lý TC (Điều 10) và xác minh nội dung TC (Điều 11); đồng thời theo hướng người có thẩm quyền có thể vừa xác minh TC, vừa giải quyết và xử lý tố cáo. Vì trong thực tế nếu có một vụ việc phát sinh thì tổ trưởng sẽ thành lập tổ xác minh sau đó sẽ thông báo việc thụ lý TC tới người có hành vi bị TC.

    Điều 10 Dự thảo quy định: "Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý TC, người giải quyết TC có trách nhiệm thông báo cho người TC và thông báo về nội dung TC cho người TC biết"; "người giải quyết TC tự tiến hành xác minh hoặc thành lập đoàn xác minh TC hoặc tổ xác minh TC..." (Điều 11).

    Tại Điều 4 Nghị định, các đại biểu cho rằng, nên thêm từ "đơn" trong cụm từ "rút TC". Rút TC không quy định trong Luật cũ, nhưng hiện nay có đưa vào nên cần hướng dẫn chi tiết hơn.

    Nghị định nên có hướng dẫn "xử lý đơn TC", cần phân biệt được 'giải quyết khiếu nại" chứ không phải "giải quyết TC"...