Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nâng cao chất lượng thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tr...

Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển  
Nâng cao chất lượng thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 - 2025

Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, gắn với thực thi nhiệm vụ công vụ, có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, uốn nắn, xử lý những thiếu sót, vi phạm, để chấn chỉnh, sữa chữa kịp thời, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước của Thủ trưởng các cấp, các ngành đối với công tác phòng chống tham nhũng, thực hiện nhiệm vụ công vụ; góp phần đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, ổn đinh tình hình chính trị xã hội ở địa phương. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 - 2025 như sau:

1. Các cấp, các ngành cần nhận thức đầy đủ và được quán triệt về tầm quan trọng của công tác PCTN và công tác thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về PCTN, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước, là yếu tố góp phần giữ vững tình hình chính trị, trật tự an ninh xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Kịp thời triển khai việc kê khai tài sản thu nhập, ngay sau khi tiếp thu Nghị định hướng dẫn của Chính phủ ban hành.

3. Chỉ đạo thực hiện chế độ quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

4. Chỉ đạo tăng cường thanh, kiểm tra công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm như: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản, thu chi ngân sách, thực hiện chính sách về thuế đối với các doanh nghiệp, đền bù giải phóng mặt bằng, các chính sách xã hội…

5. Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn ngừa và phát hiện tham nhũng; chỉ đạo đôn đốc thu hồi sai phạm về kinh tế; đôn đốc các đơn vị, tổ chức áp dụng biện pháp hữu hiệu để khắc phục hậu quả gây ra; chỉ đạo xem xét, xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức có liên quan đến sai phạm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để sảy ra sai phạm. Tăng cường thanh tra trách nhiệm đối với Thủ trưởng các cấp, các ngành trong công tác PCTN lãng phí; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tham nhũng, lãng phí; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng.

6. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng trong PCTN.

7. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân trong PCTN.

8. Tăng cường chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Kết luận thanh tra trách nhiệm.

9. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá từng nội dung, lĩnh vực và việc triển khai thực hiện định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra để kịp thời rút kinh nghiệm, xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo. Đổi mới công tác thi đua - khen thưởng theo hướng tăng khen thưởng đột xuất đối với các đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh tra để động viên, khích lệ kịp thời.​